Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Trong dua hau o cac huyen, Thi xa phia dong Gia Lai duoc gia van lo.


http://baogialai.com.vn/channel/722/201102/Trong-dua-hau-o-cac-huyen-thi-xa-phia-dong-Gia-Lai-duoc-gia-van-lo-1978963/

Thứ Bảy, 19/02/2011, 05:35 [GMT+7]
Năm nay, nông dân các huyện, thị xã phía Đông của tỉnh Gia Lai trồng gần 1.000 ha dưa hấu. Người dân đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, giá tương đối cao, nhưng không hết lo vì sâu bệnh và hạn hán.
Giá dưa tăng cao
Kông Chro là một trongnhững huyện trồng dưa hấu nhiều nhất khu vực với gần 500 ha, tập trung chủ yếu tại các xã: Yang Nam, Đak Pơ Pho, Chư Krei, Yang Trung… Nhiều nông dân phấn khởi vì giá dưa đang tăng cao, nhiều gia đình trúng lớn. Dưa tại các ruộng thương lái mua 6.000-8.000 đồng/kg, nhiều người trồng sớm không còn dưa để bán.
Anh Nguyễn Văn Lành, ở thị xã An Khê vào Chư Krei thuê 2 ha đất để trồng dưa. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, gia đình anh đang bước vào thu hoạch. Anh cho biết: “Với 2 ha dưa, ngoài tiền thuê đất, tiền công và các chi phí khác gia đình tôi thu lãi được hơn 50 triệu đồng”.
Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ảnh: Vĩnh Hoàng
Không chỉ nhà anh Lành mà nhiều hộ dân từ Bình Định và các huyện lân cận vào thuê đất trồng dưa ở huyện Kông Chro cũng đang vui mừng vì dưa được giá. Bình quân 1 ha dưa nông dân thu hoạch được khoảng 30 tấn, nếu giá như hiện nay thì mỗi ha dưa người nông dân thu lợi 25 triệu đồng.
Trên các con đường ở các xã: Yang Trung, An Trung, Chư Krei… đâu đâu cũng nghe người nông dân bàn tán chuyện trồng dưa. Đã nhiều năm nay, người trồng dưa các huyện phía Đông tỉnh mới được giá, những năm trước, mỗi kg dưa chỉ bán được hơn 1.000 đồng. Anh Nguyễn Thành Minh, ở xã Nghĩa An (huyện Kbang) cho biết: “Năm nay, tôi định không trồng nữa, nhưng không làm dưa thì làm gì, thế là vợ chồng quyết định trồng 1 ha. Đầu vụ gặp nhiều khó khăn nhưng giờ giá dưa tăng, chúng tôi phấn khởi lắm”.
Ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro nói: “Năm nay, huyện có gần 500 ha dưa. Nếu giá giữ cho đến hết vụ thì nông dân có lãi. Cùng với việc trúng bắp, mía và mì năm trước, năm nay trúng dưa thì đời sống của nông dân trong huyện sẽ khá lên nhiều”.


Sâu bệnh và nguy cơ hạn cuối vụ
Trong gần 500 ha dưa ở huyện Kông Chro thì đã có hơn 40% diện tích là do người dân ở nơi khác đến thuê đất trồng. Chính vì không có ý định sản xuất dài lâu nên khi tiến hành trồng dưa, người dân đã không làm đất, ngăn chặn mầm bệnh từ ban đầu. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện các huyện phía Đông tỉnh đã có gần 15% diện tích dưa bị bệnh. Một trong những căn bệnh khiến nông dân lao đao là bệnh chết nhanh.
Anh Vũ Mạnh Hải trồng dưa ở Chư Krei cho biết: “Nhà tôi trồng hơn 2 ha dưa, hiện đã có một số diện tích bị bệnh rất nặng. Tôi dùng nhiều loại thuốc để xử lý nhưng vẫn chưa hiệu quả”.
Nhiều chuyên gia trong ngành bảo vệ thực vật cho biết, cây dưa rất dễ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về nấm, lây lan rất nhanh và khó điều trị. Biện pháp chủ yếu là phòng trừ ngay từ ban đầu, từ khâu làm đất. Mặc dù diện tích dưa bị bệnh chưa nhiều nhưng nếu các cơ quan chức năng và người dân không vào cuộc một cách quyết liệt thì bệnh có thể lây nhanh, thiệt hại sẽ rất lớn”.
Cây dưa cần nhiều nước tưới, vì vậy dưa thường được trồng bên suối hoặc nơi chủ động nguồn nước. Tuy nhiên, nhiều người trồng dưa đã không lường trước hạn hán nên giờ gặp hạn thì lúng túng tìm nước tưới. Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy thuê hơn 2 ha đất ở huyện Kông Chro để trồng dưa, đang phải tất bật tìm nguồn nước tưới. Chị  cho biết: “Do xuống giống muộn nên mới xảy ra cơ sự này. Chồng tôi đã tìm mua nước từ các hồ lân cận để tưới nhưng vẫn thiếu gay gắt”.
Vĩnh Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét